Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phú Thượng, Q.Tây Hồ

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phứ Thượng: Từ ngã ba Yên Phụ đường Thanh Niên thuộc địa bàn quận Tây Hồ, sau khi đi hết tuyến đường Nghi Tàm – Âu Cơ, đi tiếp theo đường An Dương Vương khoảng 2km ta sẽ gặp di tích cách mạng Nhà bà Hai Vẽ. Nhà bà Hai Vẽ hay còn gọi là “Nhà lưu niệm Phú Thượng” là di tích cách mạng tiêu biểu thuộc làng Phú Gia – Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phứ Thượng, Q.Tây Hồ
Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ

Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ trước đây là xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, xã gồm 3 thôn: Phú Gia, Phú Xá, Thượng Thuỵ. Phú Gia tên nôm là làng Gạ, Phú Giá tên nôm là làng Xù, Thượng Thuỵ tên nôm là làng Bạc. Nơi đây xưa kia là bến đò tấp nập người qua lại buôn bán trên sông, với vị trí giao thông thuận lợi như vậy, nên Phú Thượng đã được chọn làm cở sở trọng yếu trong An Toàn Khu của Trung ương Đảng thời kỳ tiền khởi nghĩa 1941-1945. Nhà bà Hai Vẽ chính là một trong nhưng cơ sơ cách mạng tiêu biểu thời ký đó.

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phứ Thượng, Q.Tây Hồ
Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ

Trong khoảng thời gian từ năm 1941-1945, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ thường xuyên ở và làm việc tại Nhà bà Hai Vẽ. Bà Hai Vẽ làm nghề trồng dâu nuôi tằm nên ít người đến chơi vì kiêng sợ tằm chết. Anh trai Bà Hai Vẽ là phó Phan đã sớm giác ngộ, nên bố trí các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng đến ở Nhà bà Hai Vẽ để được đảm bảo an toàn và thuận lợi nhiều mặt. Nhà bà Hai Vẽ có điều kiện kinh tế để nuôi các đồng chí cán bộ, do vậy Nhà bà Hai Vẽ chính là trụ sở làm việc lâu nhất của Ban thường vụ Trung ương Đảng thời kỳ 1941-1945, đồng thời Nhà bà Hai Vẽ cũng là nơi ở cuối cùng của đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phứ Thượng, Q.Tây Hồ
Ảnh Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Lê Đức Thọ

Di tích cách mạng Nhà bà Hai Vẽ hiện nay gồm cá hạng mục công trình: cổng, nhà lưu niệm, nhà bếp, nhà trưng bày bổ sung, sân vườn và công trình phụ. Hai công trình chính của di tích gồm: nhà lưu niệm 5 gian, nhà lá dùng làm nơi nghỉ và tiếp khách. Kề sát bên trái phía trước là 2 gian bếp nhỏ. Xung quanh nhà có hàng rào duối, ô rô và rào bằng cọc tre.Nhà trưng bày bổ sung được xây dựng vào năm 1960, đến năm 1996, Sở văn hoá thông tin Hà Nội và Ban quản lý di tích danh thắng tổ chức trùng tu toàn bộ khu di tích.

Hiện nay, di tích Nhà bà Hai Vẽ còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị liêu biểu như: 1 chiếc giường tre các đồng chí nằm nghỉ, hương án bằng gỗ (đựng tài liệu), một hương án nhỏ, 2 cây nến gỗ, 1 chiếc ghế đẩu, 1 đũi để nong tằm, 4 chiếc nong tằm, 3 bản trích (quá trình hoạt động của Trung ương Đảng thời kỳ 1941-1945), 23 ảnh gốc, 1 sa bàn, 2 hộp hình.

Di tích cách mạng Nhà bà Hai Vẽ hiện nay do Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội trực tiếp quản lý (Di tích cách mạng Nhà bà Hai Vẽ được Bộ văn hoá và Thông tin xếp hạng năm 1980)./.

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ ở P. Phứ Thượng, Q.Tây Hồ
Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ – Nong tằm
Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ
Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ – Giường ngủ của cán bộ Đảng

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ

Lối thoát ẩn nấp trong trường hợp nguy hiểm

Di tích cách mạng nhà bà Hai Vẽ
Nhà bếp ăn của các đồng chí cán bộ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *