Bảo tàng Tăng thiết giáp thuộc loại hình bảo tàng quân sự chuyên ngành, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền giáo dục các hiện vật của bảo tàng phản ánh về quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Tăng thiết giáp Việt Nam.
Bảo tàng Tăng thiết giáp nằm ở địa chỉ số 108 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bảo tàng được thành lập ngày 12/9/1995, với tổng diện tích trưng bày là 450m2. Nội dung trưng bày gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu sự quan tâm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bộ đội Tăng thiết giáp, sự ra đời của binh chủng Tăng thiết giáp.
Phòng khánh tiết: Trừng bày hình ảnh, hiện vật thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bộ đội Tăng thiết giáp, những phần thưởng cao quý: Cờ đơn vị anh hùng, Huân chương của Đảng, Nhà nước, Quan đội tặng cho bộ đội Tăng thiết giáp.
Sự ra đời của bộ đội Tăng thiết giáp: Đề mục này giới thiệu hiện vật, hình ảnh của bộ đội chiến sỹ được Quân đội cử đi học xe tăng ở Trung quốc. Ngày 5/10/1959 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Tăng thiết giáp.
Phần thứ hai: Bộ đội Tăng thiết giáp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phần này có hai đề mục:
Đề mục 1: Bộ đội Tăng thiết giáp huấn luyện, chiến đấu tại miền Bắc, giới thiệu bộ đội Tăng thiết giáp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, vừa chiến đấu, vừa huấn luyện ở Vĩnh Phú và sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Đề mục 2: Bộ đội Tăng thiết giáp trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại chiến trường miền Nam (1965-1975). Đề mục này có nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị như xe tăng T54-PT76, đặc biệt là chiếc xe tăng mang số hiệu 555 của Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 tiến quân tiêu diệt căn cứ Làng Vây năm 1968. Đây là lần ra quân đầu tiên lập thành tích xuất sắc của bộ đội Tăng thiết giáp.
Trong các chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, chiến dịch Xuân Hè năm 1972, bộ đội Tăng thiết giáp là một trong những lực lượng chủ lực góp phần làm nên chiến thắng của quân và dân ta. Hình ảnh xe tăng của Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 tham gia đánh chiếm cao điểm 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ.
Một số hiện vật: mũ công tác, trang bị của đại đội trưởng Lê Xuân Tấu, người chỉ huy đơn vị chiến đấu trần này. Mảng trưng bày chiến dịch Xuân Hè năm 1972 có một số hiện vật gây súc động, nhóm hiện vật của kíp xe tăng mang số hiệu 377 tham gia đánh địch tại Đắc Tô – Tân Cảnh, bắn cháy 7 xe tăng địch, toàn bộ kíp lái hy sinh. Từ năm 1973-1974 bộ đội Tăng thiết giáp tham gia đánh địch lấn chiếm Cửa Việt. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, bộ đội Tăng thiết giáp là một trong những lực lượng xung kích, tốp xe tăng của Quân đoàn 2 gồm xe tăng 843, 930,… tiến vào Dinh Độc Lập, đồng chí Bùi Quang Thuận đại đội trưởng xe tăng là người cầm cờ trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Phần thứ ba: Bộ đội Tăng thiết giáp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 đến nay).
Giờ mở cửa:
Sáng: 8h-11h
Chiều: 13h-16h
(Các ngày từ Thứ 2-6)