Bảo tàng Công an nhân dân Việt Nam là Bảo tàng chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân, thuộc loại hình Bảo tàng lịch sử xã hội, khánh thành đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2000). Nằm tại địa chỉ số 1 phố Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Diện tích trưng bày 1000m2, với hơn 1500 hiện vật, hình ảnh, tài liệu, hệ thống trưng bày của Bảo tàng Công an nhân dân Việt Nam gian long trọng và 3 chủ đề.
Gian long trọng:
Mở đầu hệ thống trưng bày của Bảo tàng Công an nhân dân là tổ hợp phù điêu, tượng Bác Hồ với lời dạy của Người đối với lực lượng Công an nhân dân và những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng lực lượng Công an nhân dân hơn nửa thế kỷ qua. Phần trưng bày tại gian long trọng tập chung thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đối với lực lượng Công an nhân dân và vai trò nòng cốt của lực lượng Công an cùng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Chủ đề I:
Bảo tàng Công an nhân dân Việt Nam ra đời bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thời kỳ (1945-1954).
Ngoài các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, trong phần này còn giới thiệu phim tư liệu lịch sử và sự ra đời của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và quá trình bảo vệ Lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội.
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời đứng trước tình hình “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này mặc dù còn non trẻ, Công an nhân dân Việt Nam đã dũng cảm, mưu trí phá tan âm ưu của các tổ chức, đảng phải phản động trong nước cấu kết với các thế lực đế quốc xâm lược chống phá cách mạng. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật và tang vật của các tổ chức phản động Việt quốc, Việt cách (như: tín phiếu, cờ thần lôi đoàn, cò thuyết huyết đoàn,…).
Đặc biệt thông qua xa bàn giới thiệu cuộc đấu trí đầy sáng tạo của Công an nhân dân Việt Nam trong việc khám phá vụ án Ôn Như Hầu, đạp tan âm mưu của bọn phản động Quốc Dân Đảng cấu kết với thực dân Pháp hòng lật đổ chính quyền cách mạng vào ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp (14/7/1946). Chiến công đó góp phần bảo vệ thành quả cách mạng khi chưa tròn một tuổi.
Cuộc khánh toàn quốc chiến bùng nổ, cùng cả dân tộc, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm (1945-1954). Nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu được trưng bày trong phần này giới thiệu công tác bảo vệ vùng tự do, hoạt động điệp báo, sưu tập hiện vật phù hiệu Công an dùng trong thời kỳ 1945-1954 ở các địa phương từ Bắc tới Nam: lựa đạn, súng ngắn, mìn tự tạo, máy phát điện, súng cabin, súng Bác Hồ tặng đồng chí Kim Sơn trong tổ điệp báo A13, kiếm của đội Việt Dũng Công an Hưng Yên, súng phóng lựu đạn của Công an Hà Nội đã sử dụng bắn cháy xe cơ giới của Pháp tại Ô Cầu Dền tháng 12 năm 1946.
Phần cuối của chủ đề giới thiệu nhóm hiện vật về vai trò của quần chúng, các phong trào “Bảo mật phòng giam”, “Rào làng chiến đấu”, nuôi dấu cán bộ Công an, đào hầm bí mật, đưa tài liệu qua vùng địch kiểm soát và những chiến công của lực lượng Công an nhân dân trong việc bảo vệ và phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm bảo an toàn phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà trong suốt quá trình diễn ra hội nghị Giơnevơ.
Chủ đề II:
Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (giai đoạn 1954-1975).
Điểm nhấn giai đoạn này là tổ hợp trưng bày về “Chống chiến tranh phá hoại” của đế quốc Mỹ, với các sưu tập hiện vật về bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế, bảo về kho hàng tài sản xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đảm bảo giao thông thời chiến, phối hợp với các lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu, phụ vụ chiến đấu đánh thắng âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.
Cùng với việc giới thệu những chiến công đó, Bảo tàng còn giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của lực lượng an ninh miền Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài một mô hình địa điểm đóng quân của Ban An Ninh Trung ương Cục tại Sa Mat, Tây Ninh, hệ thống trưng bày với những kỷ vật của các chiến sĩ An Ninh miền Nam trong học tập, công tác, chiến đấu, bảo vệ Trung Ương Cục, bảo vệ căn cứ với nhóm hiện vật từ những phương tiện thô sơ tự tạo như: Súng ngựa trời, bàn đạp lôi, nỏ cao su, … đến các phương tiện vũ khí hiện đại hơn.
Chủ đề III:
Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ năm 1975 đến nay.