Bảo tàng Khu Cháy

Bảo tàng Khu Cháy là một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà và Phú Xuyên – Hà Nội. Khu Cháy là thuật ngữ nói về một khu di tích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở huyện Ứng Hoà và Phú Xuyên, mà trung tâm là Chợ Cháy.

Bảo tàng Khu Cháy
Bảo tàng Khu Cháy tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà

Theo truyền thiết trong dân gian, vùng đất này xưa kia là một xình lầy gần như quanh năm “người dân ở đây cứ 6 tháng đi bằng tay, 6 tháng đi bằng chân”, cuộc sống khắc nghiệt “cuộc sống ngâm da, chết ngâm xương”. Người dân trong vùng mơ ước được ăn khoai lang, để cải tạo nơi này thành vùng đất màu mỡ, thì người có công giúp dân lập làng, khai phá vùng đất này là bà Chúa Cháy. Từ đó nhân dân tôn vinh bà là Thành Hoàng làng và gọi là bà Chúa Cháy từ đó.

Giả thuyết khác cho rằng Khu Cháy được gọi theo tên một chợ lớn là Chợ Cháy, thuộc thôn Chẩn Kỳ, xã Trung Tú, huyện Ứng Hoà. Có thể trước đây vì một lý do nào đó chợ bị đốt cháy trụi để thành tên Chợ Cháy. Nằm ở vị trí trung tâm vùng này nên Chợ Cháy trở thành nơi để trao đổi, mua bán hàng hoá của nhân dân cả vùng. Qua thời gian, Khu Cháy được gọi để chỉ địa danh của cả một khu vực, mà trung tâm là Chợ Cháy.

Khu Cháy là vựa thóc, là biển cá nhưng xưa kia trước sự bóc lột của đế quốc và phong kiến, người dân Khu Cháy đã sớm có tinh thần cách mạng. Từ nằm 1933-134 Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có cơ sở hoạt động ở thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, Ứng Hoà. Năm 1939-1940 khu Trầm Lộng được Đảng ta lựa chọn làm An toàn khu Xứ Uỷ Bắc Kỳ và từ đó bắt đầu có những cuộc đấu tranh chống bắt phu, sưu cao thuế nặng, chống thu thóc cho Nhật,…

Bảo tàng Khu Cháy
Toàn cảnh Bảo tàng Khu Cháy ngày nay

Tháng 4/1950, địch mở rộng chiếm đóng đồng bằng, Khu Cháy là một vị trí chiến lược tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác, Khu Cháy bị bao vây tứ phía trong địa hình lòng chảo. Từ đây, cuộc kháng chiến rất gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của quân và dân Khu Cháy bắt đầu, nhân dân Khu Cháy đã mở đầu thắng lợi bằng cuộc chống càn “tiếng cồng đuổi giặc” ở xã Đồng Tân năm 1951, dân quân du kích đã dùng các vũ khí thô sơ như: gậy, gộc, kiếm, mã tấu,…đánh đuổi hàng đại đội địch ra tận Sông Nhuệ.

Có nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. Địch cho hàng tiểu đoàn đánh từ nhiều phía, nhiều nơi tiến vào, đủ cả phi pháo với mục đích tiêu diệt Khu Cháy. Giặc tiến hàng chính sách “Tam quang”, tàn phá hơn 100 thôn biến Khu Cháy thành nơi hoang vu, chúng càn đi quét lại nhiều lần, thả 3.323 quả bom, bắn tới 342.800 quả đại bác, bình quân một người dân Khu Cháy hứng chịu 2 quả bom và 203 quả đại bác. Chúng đốt cháy 27.161 ngôi nhà, chúng giết 1.766 người dân vô tội, bắt bỏ tù 1.422 người, làm bị thương 283 người, dã man hơn nữa là thóc chạy chưa hết còn để trong nhà, chúng bắt xúc rải trên mặt đường bùn lầy hay đổ xuống ao.

Nhận thấy vị trí chiến lược quan trọng và tinh thần quả cảm, lòng yêu nước của quân, dân, du kích Khu Cháy. Ngay từ năm 1951, thực dân Pham cho xây dựng nhiều đồn, bốt quanh mọi bề, để đàn áp phòng trào cách mạng của nhân dân và du kích Khu Cháy. Đứng trước những khó khắn vô cùng khắc nghiệt nhưng du kích Khu Cháy vẫn liên tục củng cố và mở rộng, đồng thời đánh tan ngay trận càn lớn nhất mà địch mệnh danh là trần càn “Cangguru” với lực lượng của địch là 12 tiểu đoàn, 300 xe cơ giới, 45 khẩu pháo, 12 máy bay, bằng nhiều mũi, nhiều đợt tiến công vào Khu Cháy đầu năm 1952 nhằm tiêu diệt lực lượng ta. Nhưng kết quả đã bị quân ta tiêu diệt 1.059 tên địch cùng với 27 xe cơ giới trong trận càn này. Tính tổng cộng suốt 9 năm kháng chiến, quân và dân du kích Khu Cháy đã tiêu diệt 2.406 tên địch, bắn bị thương hơn 4.000 tên, bắt sống 84 tên, thu 10 trung liên, 33 tiểu liên, hớn 100 súng trường và nhiều quân trang quân dụng. Đã đánh tan 43 trận càn lớn có từ 1 tiểu đoàn địch trở lên, ngoài ra còn đánh bại hàng 100 trân càn từ 1 trung đội đến 1 đại đội quân địch.

Trong cuộc xây dựng XHCN và đấu tranh chống Mỹ cứu nước, các tổ chức hợp tác xã được xây dựng và củng cố, quy hoạch thuỷ lợi (cải tạo đồng trũng Khu Cháy) đã bắt đầu để biến Khu Cháy thành vựa thóc, biển cá, rừng cây. Tuy còn rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng Khu Cháy anh dũng vẫn đang tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của mình. Với sự giúp đỡ của đoàn thanh niên xung phong về làm thuỷ lợi cải tạo đồng trũng Khu Cháy tiến lên giành vụ mùa ăn chắc và lâu dài để tăng cường bồi dưỡng đời sống nhân dân và góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN, tiếp tục phát huy truyền thống, nhân dân Khu Cháy cải tạo đồng trũng Khu Cháy, đóng góp nhiều sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi trong công cuộc giải phóng và thống nhất đấy nước. Ngày nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Khu Cháy ra sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp.

Cuộc chiến tranh chống Pháp đã đi qua hơn nữa thế kỷ, những dấu ấn chiến công của thế hệ kháng chiến vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều người dân Khu Cháy.

Ngay sau khi đất nước được giải phóng, nhân dân Khu Cháy đã có ý thức nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Khu Cháy để lưu giữ và giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân nới đây.

Bảo tàng Khu Cháy tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà
Bảo tàng Khu Cháy được xây dựng lại tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà

Sau năm 1975, Bảo tàng Khu Cháy được xây dựng ngay chính trên mảnh đất “chảo lửa” bom đạn năm xưa tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà. Ngày đầu xây dựng Bảo tàng Khu Cháy chỉ là ngôi nhà cấp 4, tuy nhiên với tài liệu, hiện vật phong phú, Bảo tàng đã làm rất tốt công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân trong vùng.

Bảo tàng Khu Cháy
Tượng đài Khu Cháy – Biểu tượng bất khuất kiên cường của nhân dân Khu Cháy

Năm 2004 nhân dịp kỷ niểm 50 năm Khu Cháy chiến thắng, Bảo tàng đã được Đảng và Nhà nước đầu từ kinh phí cho xây dựng lại cơ sở vật chất cũng như sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật, nâng cao nội dung hình thức trưng bày.

Bào tàng Khu Cháy được xây dựng 2 tầng trong khuôn viên trụ sở làm việc của UBND xã Đồng Tân, huyện Ứng Hoà với tổng thể diện tích 320m2, tầng 1 dùng để đón tiếp khách, tầng 2 phục vụ công tác trưng bày.

Bảo tàng Khu Cháy
Chiếc mã tấu mà đ/c Đỗ Mười sử dụng đánh địch tại Bảo tàng Khu Cháy

Gần 1000 tài liệu, hiện vật và hình ảnh trưng bày trong 4 chủ đề, Bảo tàng Khu Cháy chuyền tải 4 nội dung chính: Địa thế hiểm yếu của Khu Cháy; Nhân dân Khu Cháy có truyền thống yêu nước quật cường và truyền thống văn hoá phong phú; Công cuộc kháng chiến của nhân dân Khu Cháy, một điểm sáng trong thời kỳ chống Pháp ở Hà Đồng; Chiến công của nhân dân và du kích Khu Cháy trong lòng nhân dân Hà Đông và nhân dân cả nước; Phát huy truyền thống trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Khu Cháy quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.

Bảo tàng Khu Cháy
Vũ khí hiện đại của thực dân Pháp bị tich thu

Bào tàng Khu Cháy hiện nay trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật quý: Chiếc mã tấu mà đồng chí Đỗ Mười – Tổng Bí thư BCHCW Đàng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng cùng nhân dân trong vùng giành chính quyền năm 1945 ở các xã Khu Cháy; chiếc choong bắt lợn, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã nguỵ trang giả làm người buôn lợn để hoạt động cách mạng thời kỳ 1930-1945; bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi du kích Khu Cháy; những đồ dùng hàng ngày của nhân dân Khu Cháy; những vũ khí hiện đại của thực dân Pháp đã sử dụng để tra tấn cá chiến sỹ, đàn áp phòng trào cách mạng ở nơi đây,… Mỗi hiện vật, mỗi tài liệu là minh chứng xác thực về tình thần quả cảm của quân và dân Khu Cháy hết lòng đấu tranh vì tự do, độc lập cho Tổ quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *