Di tích
-
Di tích cách mạng Trường Mạc Đĩnh Chi nơi thành lập Đoàn thanh niên cộng sản đầu tiền ở Hà Nội
Di tích cách mạng Trường Mạc Đĩnh Chi là Trường trung học cơ sở Mạc Đỉnh Chi, xưa kia là Trường tiểu học Yên Phụ, thuộc số nhà 66 phố Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Trường được xây dựng vào những năm 1900-1902 với tên gọi ban đầu là trường Thông Ngôn (ngôi trường đào tạo người phiên dịch), sau này trường Thông Ngôn giải tán, nhường chỗ cho học trò tiểu học nên có tên là trường Yên Phụ, do người Pháp làm giám đốc. Từ năm 1929-1931, trường có nhiều thanh niên sớm giác ngộ cách mạng. Phòng trào thanh niên Hà…
-
Quảng trường Nhà hát lớn nơi diễn ra Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám đầu tiên năm 1945
Quảng trường Nhà hát lớn ở trung tâm thành phố Hà Nội, tại số 1 phố Tràng Tiền. Tại đây, ngày 19/8/1945 đã diễn ra cuộc mít tinh biểu tình vũ trang giành chính quyền, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng tám. Ngày nay mang tên là Quảng trường cách mạng tháng tám. Sau khi ra đời (3/2/1930), Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận sứ mệnh lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng, xậy dựng một nước Việt Nam độc lập – tự do. Tháng 2/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng…
-
Nhà số 48 Hàng Ngang nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản “Tuyên ngôn độc lập”
Nhà số 48 phố Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản “Tuyên Ngôn Độc Lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mặt sau của ngôi nhà là số 35 phố Hàng Cân. Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang vốn là nhà của cụ Trịnh Phúc Lợi (hiệu tơ lụa Phúc Lợi) được xây dựng theo lối cổ gồm 2 tầng. Sau khi được thừa kế ngôi nhà từ người cha, ông bà Trịnh Văn Bô đã sửa sang theo lối kiến trúc hiện đại gồm 4…
-
Nhà 101 Trần Hưng Đạo là trụ sở Uỷ ban cách mạng quân sự Hà Nội tháng 8 năm 1945 (nơi tiến hành Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8)
Nhà số 101 Trần Hưng Đạo, ngày 18/8/1945 là trụ sở Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội (Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội) nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Là nhà số 101 phố Gambetta thời Pháp thuộc). Tháng 8 năm 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển, tạo thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của dân tộc ta. Phát xít Đức bị tiêu diệt, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính quyền bù nhìn các các đảng phái tay sai của Nhật tan rã. Cả nước đã sẵn sàng xông lên, cả…
-
Di tích cách mạng kháng chiến làng Trung Mầu ở Gia Lâm, Hà Nội
Trung Mầu thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, trước tháng 8 năm 1945 là đất của hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, do đó chủ trương sát nhập liên xã, hai làng trên đã hợp lại thành một, đặt tên là xã Trung Hưng. Sau hoà bình lặp lại năm 1945, do việc mở rộng ngoại vị Hà Nội, ngày 20/4/1961 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết định chuyển giao xã Trung Hưng về huyện Gia…
-
Nhà số 16 phố Lê Thái Tổ nơi diễn ra cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Đông Dương đại hội (1936)
Nhà số 16 phố Lê Thái Tổ thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nằm ở phía tây quận Hoàn Kiếm, ở cạnh di tích tượng vua Lê, đối diện với Bưu điện Hà Nội qua hồ Hoàn Kiếm. Đây là nơi đã ghi dấu hai sự kiện lịch sử: Cuộc biểu tình 400 người ủng hộ phong trào Đông Dương đại hội (1936) Là trụ sở đầu tiên của Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Năm 1936, mặt trận nhân dân Pháp thắng cử, lên cầm quyền, ban bố chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa. Đó là…
-
Khu tưởng niệm hơn 2 triệu đồng bào chết vị nạn đói năm 1945 tại P. Vĩnh Tuy, Q. Ha Bà Trưng
Khu tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói năm 1945. Là di tích lịch sử đặc biệt, nơi tố cáo tội ác của phát xít Nhật, đế quốc Pháp, những kẻ gây nên thảm hoạ trên 2 triệu người Việt Nam chết vì đói vào năm 1944-1945, một sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử dân tộc ta từ trước đến nay. Khu tưởng niệm nạn đói năm 1945 thuộc địa phận tổ 69, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Tấm bia đá cổ hiện đang lưu giữ tại nhà bia, cạnh khu mộ của những người bị chết vì nạn đói năm 1945 (ngôi mộ thứ…
-
Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội
Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ thuộc phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Trong lịch sử đấu tranh cách mang vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, hơn nửa thế kỷ qua có biết bao người con ưu tú đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vẻ vang cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Tiêu biểu là các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ,… Đồng chí Hoàng Văn Thụ là người dân tộc Tày, sinh ngày 14/11/1909 tại thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn (nay là xã Hoàng Văn Thụ,…
-
Di tích cách mạng nhà bà Trần Thị Sáu ở Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội
Di tích cách mạng nhà bà Trần Thị Sáu, thuộc thôn Liên Hà, xã Liện Mạc, huyện từ Liêm, Hà Nội. Liên Mạc là một vùng đất cổ có bề dày lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Người dân nơi đây vốn có truyền thống cần cù lao động, yêu nước, kiên cường anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Năm 1939, phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam đang phát triển, thì chiến tranh thế giới thư hai bùng nổ. Lịch sử Việt Nam bước sang một thời kỳ mới. Nhà bà Trần Thị Sáu…
-
Di tích cách mạng Viên Nội ở Đông Anh, Hà Nội
Di tích cách mạng Viện Nội nằm ở vị trí giữa thôn Viên Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Là điểm An toàn khu ở Viên Nội có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều gia đình cơ sở nuôi dấu các cán bộ cách mạng cao cấp như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ trong thời gian dài. Những năm 1930-1940, tình hình thế giới và cách mạng nước ta có nhiều biến động, tháng 2/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Cao Bằng và triệu tập hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 10-19 tháng 5 năm 1941. Sau hội nghị…