Di tích lịch sử kháng chiến Cầu Giẽ ở Phú Xuyên, Hà Nội

Di tích lịch sử kháng chiến Cầu Giẽ nằm ở phía nam huyện Phú Xuyên, bắc qua Sông Nhuệ, giữa một vùng chiêm trũng lầy lụt. Phía đông giáp với xã Đại Xuyên, phía tây bắc giáp với xã Phú Yên, phía tây nam là xã Châu Can. Tuy cầu không lớn nhưng có vị trí quan trọng, nằm ở cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội, trên con đường giao thông huyết mạnh Bắc – Nam và là trọng điểm quân sự trên tuyến đường quốc lộ 1.

Theo truyền thuyết dân gian địa phương, địa danh Cầu Giẽ đi vào lịch sử chống ngoại sâm của dân tộc từ mùa xuân năm 1789, khi đại quân của vua Quang Trung tiến ra Bắc tiêu diệt quân sâm lược Mãn Thanh đã đi qua đây, địa danh Cầu Giẽ bắt nguồn từ sự kiện trên.

Cuối năm 1942, trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1939-1945), nhân dịp cách mạng tháng Mười Nga, lực lượng cách mạng ở Nam Ứng Hoà đã tổ chức treo cờ đỏ sao vàng tại Cầu Giẽ đã gây ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân dân quanh vùng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), năm 1946 thực hiện kế hoạch tiêu thổ kháng chiến, quân dân ta đã phá huỷ cây cầu này nhằm ngăn cản bước tiến của quân thù. Đến giữa năm 1950, thực dân Pháp đánh chiếm khu vực đồng bằng hữu ngạn Sông Hồng, Cầu Giẽ được dựng lại nhằm thông Quốc lộ 1, nối Hà Nội – Phủ Lý – Nam Định.

Để bảo vệ vị trí giao thông trọng yếu này, ngày đầu Cầu Giẽ thuộc địa phân thôn Bài Lễ, xã Châu Can, thực dân Pháp đã cắm vị trí, xây dựng đồn bốt để bảo vệ vị trí giao thông trọng yếu này. Tại bốt Cầu Giẽ, bọn thực dân Pháp đã gây bao nhiêu tội ác đối với nhân dân làng xã xung quanh. Nhưng chúng đã ăn không ngon, ngủ không yên, chịu nhiều tổn thất trước những đợt tiến công quân sự, những cuộc đấu tranh binh vận, chính trị, kinh tế của quân dân Phú Xuyên, mà trực tiếp là các xã xung quanh như Đại Xuyên, Châu Can,…

Trên đoạn đường số 1 từ Cầu Giẽ lên cầu Guột và từ Cầu Giẽ đi Đồng Văn, luôn diễn ra các trận đánh mìn, phục kích của bộ đội dân quân du kích địa phương, gây cho địch nhiều tổn thất và khó khăn. Chiến thắng điển hình là trận phục kích ngày 15/5/1050, một đại đội bộ đội chủ lực phối hợp cùng đội du kích địa phương đã tiêu diệt và bắt sống một trung đội lính Âu-Phi, thu nhiều vũ khí, trong đó có 4 khẩu súng trung liên, 2 khẩu súng cối.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972), Cầu Giẽ là một trong những biểu tượng về tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của quân dân Phú Xuyên.

Ơ vị trí cửa ngỏ ra vào thủ đô Hà Nội, trên con đường huyết mạch chi viện chiến trường miền Nam, Cầu Giẽ trở thành trọng điểm đánh phá có tính huỷ diệt của máy bay Mỹ, nơi diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt, đầy hy sinh gian khổ nhưng cũng rất kiên cường vẻ vang của quân dân.

Chúng đã huy động hàng trăm chiếc máy bay, trút xuống khu vực Cầu Giẽ hàng trăm quả bom, rốc két, tên lửa. Chúng đánh ngày, đánh đêm quyết phá bằng được chiếc cầu nhỏ bé nhưng quân trọng này. Trong 3 ngày 12-14/7/1966, Mỹ đã huy động 39 chiếc máy bay đánh phá nhiều đợt rất tàn bạo, có đợt trút 32 quả bom và hàng chục quả rốc két, 720 quả bom bi chưa nổ nằm rải rác trên cánh đồng thôn Cổ Trai, phía bắc Cầu Giẽ.

Quân dân khu vực Cầu Giẽ phối hợp cùng cán bộ địa phương, bộ đội chủ lực đã chiến đấu kiên cường, quyết tâm bảo vệ cầu, bảo đảm giao thông trong bất kỳ tình huống nào. Trong suốt 5 năm máy bay Mỹ bắn phá liên tục và quyết liệt, Cầu Giẽ vẫn kiên cường đứng vững, nối liền đôi bờ Năm-Bắc sông Nhuệ. Hàng chục máy bay Mỹ tan xác khi lao vào bầu trời khu vực Cầu Giẽ.

Chỉ riêng ngày 14/7/1966, quan dân bảo vệ Cầu Giẽ đã sáng lên nhiều tâm gương mưu trí, dũng cảm thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng như Đại hội 4, Đại đội công binh bộ đội địa phương, các đơn vị ở xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Châu Can, con gái thôn Cổ Trai,… Nhân dân khu vực Cầu Giẽ hết lòng giúp đỡ, tiếp sức bộ đội, dân quân tự vệ, … chiến đấu bảo vệ cầu với tinh thần “Đường chưa thông, nhà không tiếc”, chỉ trong một đêm, 1.320 quan dân Phú Xuyên đã vận chuyển, đào đắp 2.500 m3 đất đá để xây dựng, tu sửa hầm hào, trận địa chiến đấu. Chỉ trong một thời gian ngắn 35.150m3 đất đá được đào đắp vận chuyển làm đường nhánh, cầu phụ, bến phà dự phòng, nhằm đảm bảo giao thông cho bất cứ tình huống nào xây ra.

Tình thần phục vụ chiến đấu của quân dân Phú Xuyên ở khu vực Cầu Giẽ đã khích lệ bộ đội, dân quân du kích “đánh giỏi, bán chúng”. Chỉ trong 6 ngày từ 12-18/7/1966, cụm chiến đấu Cầu Giẽ đã bắn rơi 5 máy bay của giặc Mỹ. Bom đạn của Mỹ đào phá nhiều lần nhưng giao thông ở khu vực Cầu Giẽ vẫn được đảm bảo thông suốt.

Di tích Cầu Giẽ xứng đáng là địa danh ghi dấu sự kiện lịch sử oai hùng của quân và dân Phú Xuyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (Di tích lịch sử kháng chiến Cầu Giẽ)./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *