Di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ ở thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh – Hà Nội

Di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ (là cố Tổng bí thư) ở thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh – Hà Nội. Sau khi tham gia phòng trào yêu nước 1928-1929, Nguyễn Văn Cừ bị đuổi học ở Trường Bưởi. Qua sự quen biết của cụ Đồ quán (cha Nguyễn Văn Cừ), đồng chí được đưa sang nhà cụ Dương Tuấn Duy để lẫn tránh bọn mật thám và xây dựng cơ sở cách mạng tại địa phương.

Vốn là người yêu nước cụ cử Duy đã che chở và bảo vệ cho đồng chí Nguyễn Văn Cừ dưới hình thức đón thày về dạy học cho con cháu và một số anh em học sinh ở trong thôn.

Trong thời gian ở nhà cụ cử Duy, Nguyễn Văn Cừ vẫn liên hệ với tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí ở Hà Nội qua đồng chí Nguyễn Văn Miều (Lê Văn Lương) là bạn học cũ ở Trường Bưởi. Tháng 7/1929, mật thám Pháp dò hỏi đến làng Hà Lỗ tìm bắt đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Chúng vào nhà cụ cử Duy tìm không thấy, rồi lùng sục sang nhà bên cạnh và bắt đồng chí tại đây.

Trong lúc đó, cụ cử Duy và người cháu tên Kiểm đã mở cửa tủ của đồng chí Nguyễn Văn Cừ lấy tài liệu và đem xuống bếp đốt hết, đến khi chúng quay lại không lục soát thêm được điều gì.

Nguyễn Văn Cừ bị bắt, bị giam giữ tra hỏi trong 12 ngày tại Sở mật thám Pháp Hà Nội, nhưng không có chứng cứ gì để buộc tội, cuối cùng Mật thám Pháp phải thả đồng chí. Sau khi được trả tự do, Nguyễn Văn Cừ trở về thôn Hà Lỗ tiếp tục dạy học để tre mặt địch và chờ quyết định của tổ chức.

Trong tời gian dạy học ở nhà cụ cử Duy, Nguyễn Văn Cừ tiếp xúc với đồng chí Ngô Gia Tự, lúc đó là Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí. Trực tiếp được nghe đồng chí Tự giảng giải hướng dẫ nghiên cứu nhiều tài liệu quan trọng, Nguyễn Văn Cừ càng hiển những tư tưởng cơ bản, những vấn đề lý luận trong cuốn “Đường cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Qua đó Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức sâu sắc hơn, muốn làm cách mạng thì phải đảnh đuổi Thực dân Pháp, đập tan chế đồ phong kiến phản động thì phải dựa vào lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân.

Đến cuối tháng 7/1929, Nguyễn Văn Cừ được đồng chí Ngô Gia Tự, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng Sản Đảng cử đi vô sản hoá mỏ than Vàng Danh. Đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Thời gian Nguyễn Văn Cừ dạy học và hoạt động cách mạng ở nhà cụ cử Duy, thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà tuy ngắn nhưng đã gây được tình cảm yêu nước sâu sắc tới một số cụ có học vấn và thanh niên trong thôn. Những tình cảm Nguyễn Văn Cừ giành cho nhân dân nơi đây được thể hiện bằng sự tận tuỵ dạy trẻ học, quý mên, gần gũi trẻ nên được học trò rất mực kính yêu. Ngoài giờ dạy học, Nguyễn Văn Cừ còn đến thăm hỏi những người nghèo trong thôn, giúp họ thấy được nguồn gốc, sự thống khổ là chế độ Thực dân phong kiến, gợi cho họ ý thức tự đứng lên cứu lấy mình. Ảnh hưởng của Nguyễn Văn Cừ, cụ cử Duy có giá trị lưu truyền cho nhân dân thôn Hà Lỗ nói riêng và nhân dân xã Liên Hà nói chung.

Di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ tại thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà có một vị trí quan trọng trong lịch sử cách mạng của Đảng ta. Đây là bằng chứng ghi lại mốc son quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của đồng chí nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ mãi mãi có tấm gương sáng ngời về truyền thống cách mạng của cha ông và của quê hương.

Di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ tại thôn Hà Lỗ đã được UBND thành phố Hà Nội quyết đinh xếp hàng năm 2006 và gắn biển: “Di Tích Cánh Mạng Kháng Chiến“./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *