Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 Phố Hàng Nón, P.Hàng gai, Q.Hoàn kiếm, Hà Nội. Tổ chức Công đoàn đầu tiên được thành lập, lấy tên là “Công Hội Đỏ” đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh và phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Là hạt nhân quan trọng dưới ngọn cờ cách mạng, đóng góp quan trọng cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp và phát triển đất nước.
Phòng trào đấu tranh của công nhân ngày càng sôi sục
Từ cuối năm 1928 đến đầu 1929 trong các cuộc hợp ở làng Ngọc hà Phố Hàm long, những người lãnh đạo Kỳ Bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội đã đi đến kết luận: Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng lớn mạnh, số hội viên thanh niên đưa vào hoạt động tại các nhà máy, thôn xã ngày càng đông, tổ chức cơ sở của thanh niên trong công nông ngày càng phát triển. sự giác ngộ giai cấp của quần chúng được nâng cao, xu hướng công cản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt.
Năm 1929 phòng trào đấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng sôi sục, nhất là ở Bắc Kỳ: Công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công đòi tăng lương, công nhân nhà máy Chai Hải Phòng bãi công, những người buôn bán ở chợ Đồng Xuân bãi thị chống tăng thuế, cuộc đấu tranh của công nhận hãng sữa chữa ô tô AVIA giành thắng lợi… từ những kết quả trên dẫn đến sự ra đời tổ chức Công đoàn đầu tiên của Việt Nam.
Số nhà 15 phố Hàng Nón là nơi họp Công đoàn đầu tiên
Trong công tác vận động quần chúng, việc vận động giai cấp công nhân đặc biệt quan trọng. Ngày 28/7/1929 tại cố nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, Đại hội đại biểu công nhân Bắc Kỳ lần thứ nhất được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Hội nghị quyết định thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ, thảo luận và thông qua. Hội nghị bầu ban chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Uỷ viên ban chấp hành lâm thời của Đông Dương Cộng Sản Đảng phụ trách. Ban biên tập báo Lao Động và tạp trí Cộng Sản Đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) phụ trách. Hầu hết các nhà máy ở Hà Nội sáu đó đều có các tổ chức Công Hội Đỏ.
Trong việc lãnh đạo và tổ chức giai cấp công nhân đấu tranh, đ/c Nguyễn Đức Cảnh có vai trò vô cùng quan trọng, trong hòi ký của đ/c Hoàng Quốc Việt có đoạn “anh Nguyễn Đức Cảnh còn trẻ lắm, người mảnh khảnh, rất nhanh nhẹn và là một trong những đ/c có trình độ lúc bấy giờ, Anh nói chuyện với tôi về người lao động, công nhân với tư bản, về giá trị thặng dư, tôi nghe đến đâu, thấm vào óc đến đấy”.
Những ngày chuẩn bị cho thành lập Công Hội Đỏ ở Bắc Kỳ, anh Nguyễn Đức Cảnh cùng các đồng chí ngày đêm chuẩn bị, viết báo cáo, dự thảo văn kiện và suy nghĩ xem họp ở đâu cho an toàn nhất. Cuối cùng anh Nguyễn Đức Cảnh chọn hiệu thuốc lào Thuận Mỹ ở số 15 phố Hàng Nón, Hà Nội làm địa điểm họp.
Sự gia đời của Công Hội Đỏ (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ngày nay) đã ghi nhận bước trưởng thành vượt bậc của phong trào công nhân Việt Nam, đẫn đến sự hình thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930).
Nhà số 15 Hàng Nón được xây 2 tầng, đặc thù kiến trúc phố cổ Hà Nội, hiện tại nhà số 15 Hàng Nón không còn giữ hiện vật nào liên quan đến sự ra đời của Công Hội Đỏ năm 1929, tuy nhiên ngôi nhà vẫn giữ được nét kiến trúc cũ và tấm biến có ghi “Tổ chức công đoàn đầu tiên của Đảng – Tổng công hội Bắc Kỳ được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội” vẫn là niềm tự hào chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Tên tổ chức công đoàn được thay đổi qua các thời kỳ
Công Hội đỏ (1929 – 1935)
Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939)
Công nhân Phản Đế (1939 – 1941)
Công nhân cứu quốc (1941 – 1945)
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961)
Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988)
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)