Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi làm việc của Trung ương lâm thời và là nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Cản Sản (từ tháng 4-9 năm 1930).
Mùa xuân năm 1927, đ/c Trần Phú được cử sang Liên Xô học Trường Đại Học Phương Đông. Sau khi học xong, đ/c xin về nước hoạt động. Tháng 4/1930, đ/c về đến cảng Hải Phòng, sau đó về Hà Nội, được đ/c Trịnh Đình Cửu đưa về số nhà 47 Trần Nhân Tông, rồi chuyển về số 4 Hàng Rươi. Trước sự săn lùng gắt gao của bọn mật thám, Trung ương đã có quyết định táo bạo là lấy số nhà 90 Thợ Nhuộm (là nhà của tên (Duyô) quan chức cao cấp thanh tra tài chính Phủ Toàn Quyền Đông Dương) lấy làm nơi làm việc cho đ/c Trần Phú.
Đ/c Trần Phú được bố trí ở căn buồng xép, chỉ vừa đủ kê một tấm phản. Căn buồng có một cửa sổ nhỏ cuốn vòm nhìn ra phố Quang Trung. Những ngày sống ở căn phòng trong tầng hầm này, đ/c Trần Phú đã có nhiều cuộc gặp gỡ và trao đổi với các đồng chí trong Trung ương, tại đây vào tháng 7/1930 đã tổ chức Hội nghị trường vụ Trung ương lâm thời gồm các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Lan và Trần Phú.
Trên cơ sở chính cương vắt tắt, sách lược vắn tắt của Đẳng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trình bày tại Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930), vận dụng nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế của cách mạng Đông Dương, bản Luận Cương do đ/c Trần Phú dự thảo đã xác định rõ kẻ thù là Thực dân Pháp và bọn Phong kiến địa chủ tay sai cho đế quốc, nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ bọn chúng, giành lại độc lập cho dân tộc, lấy lại ruộng đất cho dân cày…
Đồng chí Tạ Văn Bân kể lại: Khi viết Luận cương chính trị, đ/c Trần Phú thường ngồi bệt xuống nền nhà, lấy phản làm bàn viết, có nhiều lần đ/c dừng bút, đi tìm các đồng chí khác để trao đổi ý kiến. Hàng ngày, sau khi tên Duyô đi làm đ/c Tạ Văn Bân cẩn thận khoá cổng lại, vừa bổ củi, vừa nấu ăn để canh gác cho đ/c Trần Phú ngồi viết.
Vào tháng 9/1930 đ/c Trần Phú sang Thượng Hải để báo cáo với lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc về tình hình trong nước và xin chỉ thị về bản dự thảo Luận Cương, đ/c Nguyễn Ái Quốc và các đ/c ở Hương Cảng đã góp ý kiến sửa chữa bản dự thảo trước khi đưa ra thông qua ở Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10/1930).
Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 với tên đầy đủ là “Luận cương cách mạng tư sản dân quyền” là sản phẩm của trí tuệ tập thể, trong đó có phần đóng góp xứng đáng của đ/c Trần Phú.
Sau hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Ban thường vụ Trung ương quyết định đóng trụ sở tại Sài Gòn, đ/c Tổng bí thư Trần Phú lại được bố trí ở nhà một tên đốc học người Pháp. Ngày 1/4/1931 đ/c Trần Phú bị bắt do bị phản bội. Đ/c Trân Phú đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 do bị đánh đạp, tra tất dã man.
Tại di tích lịch sử số 90 phố Thợ Nhuộm, mọi tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị đã được thẩm tra, sưu tầm và phục chế, bảo đảm tính khoa học, trung thực và khách quan. Trong căn hầm lịch sử này còn trưng bày hai tấm phản gỗ từng làm bàn làm việc của đồng chí Trần Phú và các đồng chí trong Trung ương lâm thời.
Năm 1964, di tích đã được xếp hàng cấp quốc gia, năm 1980 nhân dịp kỷ niểm 50 năm ngày thành lập Đảng, tại đây đã khánh thành bức tượng đồng chí Trần Phú bằng đồng cao 0,6m đặt trên bệ đá cao 1,5 m. Di tích lịch sử đồng chí Trần Phú tại số 90 phố Thợ Nhuộm do Ban quản lý di tích danh thắng Hà nội trực tiếp quản lý, Di tích mở cửa cho khách tham quan, đặc biệt trong các ngày kỷ niệm về đồng chí Trần Phú và Đảng./.