Trường Tư Thục Thăng Long là Trường tiểu học Thăng Long ngày nay, tại đây phòng trào đấu tranh thanh niên học sinh đầu tiên trước cách mạng tháng 8/1945. Bắt nguồn từ phong trào Đông Du (Đông Kinh Nghĩa Thục) hưởng ứng tích cực của đông đảo học sinh, sinh viên lúc bấy giờ.
Trường Tư Thục Thăng Long được thành lập năm 1928, bàn đầu trường có tên là Trường tư thục Hàng Cót, từ năm 1935 đến 1946 đồi thành Trường Tư Thục Thăng Long.
Lịch sử hình thành Trường Tư Thục Thăng Long
Theo lịch sử được ghi ở phòng truyền thống Trường tiểu học Thăng Long thì tháng 9/1928 Trường khai giảng khoá học đầu tiên tại số nhà 9 và 11 Hàng Cót (nên có tên gọi là Trường Hàng Cót). Đến năm 1935 do quy mô phát triển Trường được chuyển về địa điểm ngày nay và được đặt tên là Trường Tư Thục Thăng Long, một Trường lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ (Trường có địa chỉ 20 Ngõ Trạm, P.Hàng Bông, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), trước đây Trường có hai cổng: 20 Ngõ Trạm là cổng chính, cổng phụ ở phố Phùng Hưng.
Lịch sử Trường Tư Thục Thăng Long gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh dân tộc đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, đặc biệt phong trào Đông Du do trường Đông Kinh Nghĩa Thục đề xướng đã được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo học sinh, sinh viên. Việc dạy học chữ quốc ngữ đã trở thành một nhu cầu mang tính xã hội.
Trong bối cảnh đó, năm 1928, Trường Tư Thục Thăng Long ra đời do sáng kiến của một số nhà trí thức tiến bộ yếu nước. Mặc dù chịu sự chi phối của nền giáo dục thực dân nô dịch, nhưng Trường Tư Thục Thăng Long vẫn có hương giáo dục riêng. Mục đích chính của Trường là chống sách ngu dân của Thực dân Pháp và mong muốn có một nơi gửi gắm chí hướng hoài bão của mình, nối chí Đông Kinh Nghĩa Thục, mở mang chí tuệ cho con em Việt Nam, góp phần xây dựng nước nhà.
Nhà giáo Hoàng Minh Giám là người đứng ra thành lập Trường Tư Thục Thăng Long, trong đó có sự đóng góp của những giáo viên trí thức yêu nước như Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Phan Mỹ,… Ngoài việc truyền bá kiến thức, Trường Tư Thục Thăng Long còn kết hợp giáo dục các thế hệ học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, không chịu làm nô lệ cho thực dân, đế quốc.
Lịch sử Trường Tư Thục Thăng Long cũng cho biết, ngoài các thầy giáo kể trên còn nhiều giáo viên có trình độ uyên bác và tâm huyết là các học giả, nhà văn, nhà báo, nhà sử học nổi tiếng như: Vỗ Nguyên Giáp, Vũ Đình Hoè, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Nguyễn Lân, Nguyễn Bá Thúc, Nguyễn Văn Đệ, Phan Huy Thông, Đặng Vũ Xích….
Trường đã trở thành cơ sở cách mạng quan trọng
Từ 1935-1936, Trường Tư Thục Thăng Long đã trở thành cơ sở cách mạng, là một trong những trung tâm vận động thành lập Mặt trận Dân chủ (1936-1939) tại Hà Nội.
Vào khoảng tháng 4/1936, nhóm thanh niên tiến bộ tiêu biểu là Nguyễn Thường Khánh (Trần Mai Ninh), Nguyễn Khả Kế được các thầy giáo Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai khuyến khích và được tiếp xúc với các tài liệu sách báo Mác xít, đã thành lập chi bộ thanh niên cộng sản của Trường Tư Thục Thăng Long, sau đó phát triển ra các trường Gia Long, Bưởi, Cao đẳng tiểu học, Đại học Y, Đại học Luật. Tổ chức chị bộ của Trường Tư Thục Thăng Long đã trở thành nòng cốt trong nhiều phong trào dân chủ yêu nước, đấu tranh cách mạng, truyền bá quốc ngữ…
Tới năm 1943, trong không khí khủng bố khốc liệt, nhiều tổ chức bị tan vỡ, nhiều thầy giáo và học sinh bị bắt nhưng các thầy vẫn tranh thủ lấy lớp học làm diễn đàn để truyền bá những tư tưởng chính trị tiến bộ và tinh thần đấu tranh cách mạng. Tiêu biểu là các thầy Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hoè, Phan anh…
Tháng 12/1946, trong cuộc chiến đấu trống thực dân Pháp, bảo vệ thủ đô, Trường bị phá huỷ. Năm 1951, Trường được dựng lại trên nền cũ và được đặt tên là Thủ đô để tránh sự dòm ngó của địch, khi Thủ đô được giải phóng, trường được mang tên là Trường tư thục Lê Hồng Phong. Tháng 11/1955, trường được vinh danh đón Bác Hồ đến thăm.
Trường Tư Thục Thăng Long duy trì, tiếp nối truyền thống
Năm 1960, trên cơ sở Trường Tư Thục Thăng Long, Trường tiểu học quốc lập Thăng Long được thành lập. Trường là cái nôi của phong trào “Vở sạch chữ đẹp” và “Rèn nét chữ, dạy nết người” Trường đã được thưởng 3 huân chương lao động, cờ thưởng của Chính phủ, cờ và lãng hoa của Bác Hồ, được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
Qua những năm tồn tại và phát triển, Trường tiểu học Thăng Long đã tạo được một bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng cùng những thành tích to lớn trong giảng dạy, học tập, xứng đáng là một địa chỉ đỏ, một di tích cách mạng kháng chiến ở Thủ đô.
Trường Tư Thục Thăng Long (1928) nay là Trường tiểu học Thăng Long được UBND thành phố Hà Nội gắn biển “Di tích cách mạng kháng chiến”./.